Việc nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại được coi là động thái của NHNN trong việc hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ khác.
Theo báo tổng hợp mới nhất tháng 6/2021 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vể tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế hiện nay, đồng USD vẫn là đồng được dự trữ nhiều nhất (chiếm 59,5%) hơn gấp đôi so với đồng tiền ở vị trí thứ 2 (21,29%).
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, Đông Nam Á có thể bị thiệt hại 8,4% GDP trong năm 2021 do khách du lịch tiếp tục từ bỏ kế hoạch du lịch trong thời kỳ đại dịch. Khu vực này được dự báo sẽ chứng kiến mức giảm 82% chi tiêu của khách du lịch trong nước trong năm nay.
Theo chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động trong nửa đầu năm 2021 đã giảm 30 điểm và sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Theo quan sát của VCBS, lãi suất kỳ hạn ngắn tăng nhẹ 10-50 bps tại một số ngân hàng chỉ mang tính chất cục bộ, không phản ánh sự hình thành xu hướng tăng mới.
Tổng cục Thuế cho biết, để bảo đảm triển khai mạnh mẽ quản lý thuế đối với các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, cơ quan Thuế đã phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử thống nhất các bước triển khai.
Báo cáo cập nhật về hoạt động tiền tệ ngân hàng các tháng đầu năm 2021 được Ngân hàng Nhà nước hoàn thành mới đây cho biết, hiện NHNN đang khẩn trương tổng kết, đánh giá tình hình triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" (Đề án 1058), Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42) và hoàn thiện dự thảo Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để sớm trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2021.
Theo dữ liệu cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong 5 tháng đầu năm cao hơn tăng trưởng tiền gửi của cư dân.
Ngân hàng Nhà nước hiện đang xây dựng kịch bản về xử lý nợ xấu hậu đại dịch, sau gần 2 năm nền kinh tế chịu tác động của COVID-19...
Một chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, với việc đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ khiến hoạt động kinh tế nhanh chóng được phục hồi, kéo theo thu nhập của người dân được cải thiện và từ đó thì kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan.
Phân tích các báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố cho thấy có sự gia tăng số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm. Giảm được nợ xấu, ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.