Đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành ngân hàng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó có giảm lãi suất và cơ cấu nợ. Điều này dẫn đến lo ngại nợ xấu tăng cao trong thời gian tới. Các ngân hàng xử lý nợ xấu ra sao để giảm nhẹ rủi ro?
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng: Việc giảm lãi suất cho vay cũ và cho vay mới chủ yếu do các tổ chức tín dụng, với tư cách là những doanh nghiệp, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp khác, chứ không phải dựa vào nguồn lực Nhà nước.
Theo thống kê của SSI, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường đã giảm khoảng 0,55%/năm so với đầu năm và tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch. Trong thời gian tới, NHNN được dự báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) Koh Seung-beom cho biết chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn để kiềm chế các khoản nợ hộ gia đình, gọi những khoản nợ như vậy là "rủi ro tiềm ẩn lớn nhất" đối với nền kinh tế quốc gia.
Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong chính sách; phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
Để Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 nhanh chóng đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã khẩn trương hoàn thiện và đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết.
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ hồi phục trong quý IV/2021, đạt 5,5%. Dự báo này có thể sẽ giảm xuống, cùng với đó là việc giảm lãi suất có thể xảy ra, nếu những tác động của dịch COVID-19 lên nền kinh tế kéo dài. Kịch bản đó có thể ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có tờ trình dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường tiếp cận tài chính.
Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương bàn về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19 vào sáng 26/9, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)cho biết: để ngân hàng hỗ trợ đồng loạt cho số đông khách hàng, Chính phủ cũng cần có cơ chế đồng hành, có giải pháp hỗ trợ ngân hàng chống đỡ với rủi ro, yên tâm triển khai kế hoạch cho vay.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo phân tích lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý 3/2021, dự báo sẽ giảm 19% so với quý 2/2021 do tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng so với quý trước.