Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội đã thay đổi cách thông tin được cung cấp và tiêu thụ cũng như cách mà các ngân hàng trung ương (NHTW) tương tác với công chúng. Mạng xã hội đã mở ra những cơ hội cho truyền thông của NHTW mở rộng tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội với phạm vi rộng lớn hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho NHTW.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các ngân hàng đã liên tục công bố giảm lãi suất để hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch, và hành trình này chưa dừng lại...
Nhiều ý kiến cho rằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động ở mức 3% như hiện nay là cao, tuy nhiên TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng nếu như giảm mạnh lãi suất cho vay thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro trong tương lai sẽ yếu đi.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần từ 16 - 20/8, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu tại 4 loại kỳ hạn: 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm. Khối lượng gọi thầu cho 4 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.500 tỷ, 3.000 tỷ, 4.500 và 1.000 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán toàn cầu đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu, không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử mà còn khiến thay đổi thói quen của người dân, nhiều mô hình thanh toán mới ra đời…
Triển khai dịch vụ Mobile-Money sẽ tận dụng được hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng. Qua đó, thúc đẩy TTKDTM và tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Ngày 23/8, IDG Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm trực tuyến Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng trải nghiệm khách hàng, cơ hội dành cho ngân hàng số, Fintech và Mobile Money.
Báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng như của một số tổ chức nghiên cứu đầu tư những tháng gần đây cho thấy diễn biến rõ nét trong chủ động huy động vốn của nhiều ngân hàng thương mại qua kênh trái phiếu.
Báo cáo tháng 8 về kinh tế Việt Nam với chủ đề "Việt Nam Số hóa - Con đường đến tương lai", của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa được công bố, dự báo nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021 và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022.
Việc nhận diện, đánh giá những khó khăn, thách thức là rất cần thiết đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) để có biện pháp phù hợp, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả trong các tháng cuối năm.