Ngày 18/1, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Ngày 17/1, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước đạt 121.020,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 3% so năm 2021.
Theo cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) cho biết, 770.000 hộ gia đình tại Anh đang đứng trước nguy cơ không thể chi trả các khoản vay thế chấp trong thời gian tới.
Ngày 13/1, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã thông báo với Nghị viện rằng Mỹ sẽ đạt đến giới hạn nợ theo luật định là 31.400 tỷ USD nghìn tỷ đô la vào ngày 19/1, buộc Bộ Tài chính phải đưa ra các biện pháp quản lý tiền mặt đặc biệt có khả năng ngăn chặn tình trạng vỡ nợ sớm vào tháng 6.
Ngày 12/1, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) cho biết, các ngân hàng ảo đầu tiên của nước này dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ vào năm 2025.
6 ngân hàng Mỹ là JPMorgan Chase & Co, Bank of America Corp, Citigroup Inc, Wells Fargo & Co, Morgan Stanley và Goldman Sachs, dự kiến xây dựng quỹ dự phòng trị giá 5,7 tỷ USD để chuẩn bị cho các khoản vay khó đòi, cao hơn gấp đôi so với 2,37 tỷ USD được dành ra một năm trước.
Ngày 10/1/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo thường niên về kinh tế toàn cầu, cùng với dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, ở mức 1,7% và năm 2024 là 2,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức dự báo 3% của năm 2023 được đưa ra trong 6 tháng trước đó.
Theo Giám đốc điều hành Citigroup Jane Fraser dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất lên gần 5,5% vào tháng 5/2023, cùng với suy thoái kinh tế có thể xảy ra vào khoảng nửa cuối năm 2023.
Theo Ngân hàng Trung ương Argentina cho biết, Argentina và Trung Quốc đã chính thức mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và cam kết tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ tại thị trường Argentina.
Ngày 6/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bơm 2 tỷ NDT (290 triệu USD) để duy trì thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nước này.