Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sẽ cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu một cách đáng kể trong bản cập nhật sắp tới, giữa bối cảnh các nền kinh tế đang phải vật lộn với những lựa chọn hết sức hạn hẹp để giải quyết những rủi ro ngày càng lớn.
Ngày 15/7, Cơ quan thống kê quốc gia (ISTAT) của Italy đã công bố số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng 6/2022 đã tăng 8%, mức cao nhất kể từ tháng 1/1986 (8,2%).
Ngày 14/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay và năm tới, đồng thời điều chỉnh dự báo lạm phát do tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Ngày 12/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức trong việc thoát khỏi suy thoái, khi tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm 2022 từ mức 2,9% đưa ra cuối tháng 6 xuống còn 2,3%. Đồng thời, IMF cũng hạ dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ trong năm 2023 từ mức 1,7% đưa ra ngày 24/6 xuống còn 1%.
Tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Âu (ECB) vừa diễn ra vào cuối tháng 6, lãnh đạo các NHTW Mỹ, Anh và ECB đều đồng loạt thể hiện quan điểm cần phải có hành động nhanh chóng để tìm cách hạ nhiệt lạm phát, đó là vẫn phải tiếp tục tăng lãi suất.
Ngày 7/7, Chính phủ Pháp đã công bố gói hỗ trợ nhằm kiềm chế lạm phát trị giá 20 tỷ euro (khoảng 20,35 tỷ USD) bao gồm giảm giá nhiên liệu, giới hạn mức trần tiền thuê nhà và tăng trợ cấp lương hưu.
Mới đây, Na Uy và Thuỵ Điển đã gia nhập hàng ngũ các ngân hàng trung ương nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm, đánh dấu đợt tăng mạnh nhất của lãi suất cơ bản tại hai quốc gia Bắc Âu này trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 5/7 ghi nhận giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 6 vừa qua tăng nhanh nhất trong gần 24 năm qua, chủ yếu do chi phí năng lượng tăng vọt, theo đó làm dấy lên dự báo về một đợt tăng lãi suất mạnh ngay trong tháng 7 này.
Vừa qua, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Phillipines (PDIC) đã tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức và bảo vệ người gửi tiền (DPAW) từ ngày 16 đến 22/6, trên lãnh thổ Phippines. Đây là năm thứ 20 liên tiếp Tuần lễ này được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức công chúng về tiết kiệm và cơ chế BHTG.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) quốc tế (IADI), một số tổ chức BHTG trên thế giới áp dụng một trong ba cách tiếp cận đối với tiền điện tử dựa trên cấu trúc thị trường, khung khổ pháp lý và các quy định hiện hành, cũng như đánh giá rủi ro liên quan đến việc áp dụng rộng rãi các sản phẩm này, bao gồm: Tiếp cận trực tiếp, trung gian, và loại trừ.