Ngày 1/12, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass cho biết, các nước nghèo nhất thế giới hiện đang nợ 62 tỷ USD đối với các chủ nợ song phương chính thức, tăng 35% so với năm ngoái, đồng thời cảnh báo gánh nặng này đang làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
Ngày 30/11, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, lượng kiều hối chuyển về các nước thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022, tăng khoảng 5% lên 626 tỷ USD, thấp hơn mức tăng 10,2% năm 2021, do giá cả tăng đã tác động tới thu nhập của những người di cư.
Ngày 29/11, Tổng Giám đốc IMF, Kristalina Georgieva để ngỏ khả năng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cho rằng dịch bệnh COVID-19 kéo dài và các vấn đề của ngành bất động sản đã gây ra những rủi ro liên tục đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngày 30/11, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đã nâng lãi suất cơ bản lần thứ 3 liên tiếp, thêm 0,25 điểm phần trăm, nhằm kiềm chế lạm phát ngày càng tăng. Theo đó, mức lãi suất cơ bản tăng từ 1% lên 1,25% và có hiệu lực ngay cùng ngày.
Ngày 30/11, công ty dịch vụ tài chính Citigroup đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống mức 2%, do những thách thức kéo dài như đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến lạm phát tăng phi mã, buộc các nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngày 30/11, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đã công bố số liệu về tỷ lệ lạm phát trong tháng 11 đã giảm xuống 10% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), thấp hơn mức lạm phát cao kỷ lục 10,6% ghi nhận tháng trước.
Ngày 29/11, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã phát hiện một vụ gian lận tinh vi thuế giá trị gia tăng (VAT) trị giá 2,2 tỷ euro (2,3 tỷ USD), từ đó tiến hành các cuộc truy quét ở 14 quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ngày 29/11, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của các nền kinh tế mới nổi ở mức 3,8% trong năm 2023, giảm so với mức dự báo 4,1% đưa ra trước đó, do áp lực từ cuộc xung đột tại Ukraine, đại dịch COVID-19 kéo dài và tác động từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngày 28/11, tại phát biểu trước các nhà lập pháp châu Âu ở Brussels, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, lạm phát tại Khu vực sử dụng euro (Eurozone) đang ở mức cao kỷ lục và vẫn chưa đạt đỉnh, báo hiệu các đợt tăng lãi suất sắp tới.
Theo báo cáo “Giám sát nợ toàn cầu” do Viện Tài chính quốc tế (IIF) vừa công bố cho biết, mặc dù quy mô nợ toàn cầu trong quý III/2022 giảm 6.400 tỷ USD xuống 290.000 tỷ USD do đồng USD mạnh lên và doanh số bán trái phiếu chậm lại, tỷ lệ nợ/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các thị trường mới nổi lại tăng lên mức 254%, tương đương với mức cao kỷ lục trong quý I/2021.