Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) tháng 4/2023 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,4% năm 2022 xuống 2,8% năm 2023, trước khi ổn định ở mức 3,0% vào năm 2024.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 14/4 đã giới thiệu mẫu tiền mới sẽ phát hành từ nửa cuối năm tài khóa 2024 (bắt đầu từ ngày 1/4/2024 tới 31/3/2025). BoJ sẽ phát hành mẫu tiền giấy mới với 3 mệnh giá là 10.000 Yên, 5.000 Yên và 1.000 Yên.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong tháng Ba khi nhu cầu đối với xe điện gia tăng, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng sự cải thiện này một phần phản ánh các nhà cung cấp bắt kịp các đơn đặt hàng chưa được thực hiện sau sự gián đoạn do COVID-19 vào năm ngoái.
Ngày 10/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, có 44 quốc gia đã bày tỏ quan tâm tới việc tham gia Quỹ tín thác Khả năng phục hồi và bền vững (RST) của IMF trị giá 40 tỷ USD.
Vì chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã nâng lãi suất liên ngân hàng tăng lên, nên nó khiến các khoản vay tiêu dùng và và kinh doanh có lãi suất cao hơn và khó tiếp cận hơn.
Ngày 11/4, Ủy ban Chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,5%/năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp BoK quyết định giữ nguyên lãi suất.
Ngày 9/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết, chương trình nghị sự Hội nghị mùa Xuân của Nhóm WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm nay, dự kiến diễn ra ngày 10 - 16/4 tại Washington (Mỹ), sẽ tập trung tìm giải pháp giúp các nước nghèo nhất thoát khỏi bế tắc về nợ nần.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2023, do việc tiếp tục nới lỏng các hạn chế về đại dịch sẽ thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư. Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,5% năm 2023 và 6,8% năm 2024, với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,5% và 4,2%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây ở Mỹ và châu Âu có thể lan sang các tổ chức phi ngân hàng quan trọng như quỹ hưu trí, làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát cao của các ngân hàng trung ương.
Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm các quy tắc và công ước, cơ chế và các thể chế tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và đầu tư xuyên biên giới. Sự phân mảnh địa kinh tế gần đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống này.