Hiện kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát Covid-19, nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi các doanh nghiệp vật lộn với rủi ro nợ, khủng hoảng cơ cấu và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Ngày 26/4, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa đã tuyên bố, Buenos Aires sẽ thanh toán lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ Bắc Kinh bằng đồng nhân dân tệ, nhằm giảm bớt áp lực khi dự trữ đô la của họ "cạn kiệt".
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản sau cuộc họp kết thúc ngày 4/5, sau đó sẽ tiếp tục tăng thêm một mức tương tự để đưa lãi suất lên 3,50% vào tháng 6, do lạm phát vẫn ở mức cao và dai dẳng, theo các nhà kinh tế được Reuters thăm dò.
Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn được xác định là một hướng đi đúng đắn với các mô hình độc đáo và có hiệu quả cao, hướng tới bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm về thực hiện mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn với Việt Nam.
Theo bộ phận nghiên cứu Moody's Analytics thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's, kế hoạch mà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đề xuất trong việc nâng trần nợ với điều kiện cắt giảm chi tiêu của chính phủ sẽ làm chậm tăng trưởng và làm mất việc làm.
Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) tháng 4/2023 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,4% năm 2022 xuống 2,8% năm 2023, trước khi ổn định ở mức 3,0% vào năm 2024.
Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19, bất chấp những điều kiện bất lợi về kinh tế và khủng hoảng mới nảy sinh.
Ngân hàng Trung ương Argentina vừa tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản, sau khi lạm phát tăng vọt trong tháng Ba và dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh.
Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng thứ tám liên tiếp, phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 4,5% trong quý I/2023, được thúc đẩy nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh mẽ, sau khi nước này từ bỏ chiến lược kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt “Zero COVID”.